Chọn đúng kích cỡ
Chọn đúng kích cỡ vòng đầu của mình là điều lưu ý đầu tiên và quan trọng nhất. Nếu cứ đội một chiếc mũ có khung nhỏ hơn so với đầu bạn chỉ vì nó quá đẹp thì chỉ ít phút sau, bạn cảm thấy đau nhức hai bên thái dương do vòng đầu bị bó khít lại. Khi đội mũ bạn phải lưu ý yếu tố đầu tiên là chiếc mũ ôm vừa đầu, có độ bó nhẹ, thoải mái để khi ra gió mũ không bị bay.
Chọn đúng kích cỡ vòng đầu của mình là điều lưu ý đầu tiên và quan trọng nhất.
Vì mũ gắn liền với khuôn mặt nên chọn mũ để hợp với nước da cũng là cả một nghệ thuật. Người có nước da trắng luôn có nhiều lựa chọn, đặc biệt là những chiếc mũ có màu sắc rực rỡ. Gam nóng như, cam, đỏ, vàng khiến khuôn mặt bạn sẽ thật sáng. Người có làn da sậm nên tránh những chiếc mũ màu đen vì nó sẽ làm cho khuôn mặt bạn tối đi.
Màu sắc mũ giúp chàng thêm năng động và tự tin ngày Tết.
Nếu bạn có một khuôn mặt nhỏ, hãy xếp những chiếc mũ rộng vành vào tủ hoặc có thể mang tặng lại cho người khác hợp với nó hơn.
Ngược lại, người có khuôn mặt to nên tránh đội mũ không vành ôm sát đầu, chiếc mũ sẽ khiến khuôn mặt càng đầy đặn hơn.
Hãy chọn những chiếc mũ hài hòa với gương mặt bạn.
Khi đội mũ, bạn nhất thiết phải để ý đến trang phục của mình. Đội mũ có màu tương phản với trang phục đang mặc cũng là ý hay nếu bạn là người sành điệu, chẳng hạn như mũ trắng, trang phục đen hay mũ đen trang phục đỏ. Chọn mũ cùng màu với quần áo, túi xách, hoặc vòng đeo cổ là cách để tạo điểm nhấn riêng cho cá tính của mình.
Khi đội mũ, bạn nhất thiết phải chọn những chiếc mũ có thể làm điểm nhấn cho trang phục của mình.
Những chiếc mũ được làm bằng nỉ, da, nhung hoặc dạ thường khiến chủ nhân của nó phải kỳ công trong việc bảo quản lẫn giặt giũ. Để tránh bị bụi bám và chất bẩn dính bết lâu ngày trên mũ, ngoài cách dùng bàn chải mềm lướt những đường nhẹ để phủi bụi trên mũ, bạn còn có thể dùng đường kính chà nhẹ lên mặt mũ.
Với những chiếc mũ đắt tiền để làm sạch mà vẫn giữ đươc phom mũ, người phương Tây và cả ở Việt Nam hiện nay không có cách gì khác hơn là đem chúng đi hấp. Công đoạn hấp mũ được ví như làm một món ăn chưng cách thủy. Mũ sẽ được đặt cách thủy trong nồi hấp (chuyên dụng) khoảng 20-30 giây, nhờ hơi nước mà các chất bẩn và bụi được hút sạch rồi người ta lấy ra, dùng chổi lông nhẹ phủi bụi trên mũ cho thật cẩn thận để không làm xước trên bề mặt. Sau đó, họ lại bỏ mũ vào nồi hấp, xông tiếp và làm sạch lần hai để chiếc mũ được hoàn hảo hơn.